Tương lai điện mặt trời có còn trong tầm ngắm?

Những tấm panel điện mặt trời từng được tôn vinh là sáng kiến sẽ thay đổi thế giới nhưng đến nay liệu nó đã làm được gì chưa?
By |
Facebook
dien-mat-troi-1
Những tấm pin năng lượng mặt trời không còn quá lạ lùng với người Việt. Ảnh: Green Yellow

Trong hơn một thập kỷ qua, điện mặt trời từng được xem là biểu tượng của tương lai xanh – một giải pháp năng lượng bền vững, không phát thải, và đầy tiềm năng thay thế nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, khi công nghệ lưu trữ điện phát triển nhanh, giá năng lượng tái tạo thay đổi, và những lo ngại về mặt môi trường bắt đầu xuất hiện, câu hỏi đặt ra liệu điện mặt trời vẫn còn giữ vai trò thiết yếu?

Những cải tiến mới của ngành điện mặt trời

Tại California – một trong những bang quan tâm đến vấn đề môi trường nhất nước Mỹ thì những dự án điện mặt trời như Solar Star, Topaz hay Desert Sunlight đã đưa công suất lên tới hàng trăm megawatt. Công nghệ pin màng mỏng cadmium telluride (CdTe) giúp tăng hiệu suất hấp thụ ánh sáng, nhưng cũng đi kèm với rủi ro do cadmium là chất độc hại nếu không được xử lý đúng quy trình.

Bên cạnh đó, các nhà máy nhiệt điện mặt trời từng bị coi là “cũ kỹ” vì điện hạt nhân và điện gió đang có màn trở lại ấn tượng. Nhờ sử dụng muối nóng chảy để lưu trữ nhiệt, các hệ thống này có thể vận hành turbine sản xuất điện liên tục suốt 24 giờ, kể cả ban đêm điều mà quang điện truyền thống vẫn đang phải trăn trở.

Bài toán lưu trữ vẫn còn chưa được giải

tesla-solr-battery
Các loại pin này khá đắt đỏ nên nhiều gia đình chọn nối thẳng điện vào hệ thống điện gia đình và đến tối thì chuyển sang dùng lưới điện Quốc gia. Ảnh:

Điểm yếu lớn nhất của điện mặt trời chính là tính gián đoạn: không có mặt trời, không có điện. Do đó, công nghệ lưu trữ năng lượng đóng vai trò sống còn. Các hệ thống pin lithium, ắc-quy, hay thậm chí giải pháp bơm nước lên cao để vận hành turbine thủy điện vào ban đêm… đang được triển khai rộng rãi nhằm khắc phục điểm yếu này.

Tuy vậy, chi phí lưu trữ hiện vẫn còn cao, và hiệu suất chưa thể đạt mức hoàn hảo. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từng triển khai chương trình bán điện từ các tấm pin mặt trời lắp đặt tại các hộ gia đình lại EVN nhưng kết cục thì lượng điện vẫn không đủ mà vẫn phải sử dụng song song với nhiệt điện từ lưới điện Quốc gia.

Mặc dù điện mặt trời không tạo ra khí thải trong quá trình vận hành, quá trình sản xuất và xử lý thiết bị vẫn gây nhiều tranh cãi. Các loại pin CdTe chứa cadmium – chất gây độc nếu rò rỉ ra môi trường. Việc tái chế tấm pin mặt trời sau khi hết vòng đời (khoảng 20–30 năm) cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho các quốc gia chưa có hệ thống xử lý đồng bộ.

Vấn đề môi trường của điện mặt trời không lớn như nhiên liệu hóa thạch, nhưng vẫn là lời nhắc rằng không công nghệ nào hoàn toàn “vô hại”.

Tiềm năng lớn, nhưng vẫn nhiều rào cản của Việt Nam

Việt Nam nằm trong khu vực có bức xạ mặt trời cao, trung bình từ 4 đến 5 kWh/m²/ngày – điều kiện lý tưởng để phát triển năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành này vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển và chưa khai thác được hết tiềm năng.

Một trong những rào cản lớn là chi phí đầu tư ban đầu còn cao. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời dù là hộ gia đình hay doanh nghiệp vẫn đòi hỏi khoản chi không nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường thiết bị chưa thật sự cạnh tranh và thiếu các gói tài chính linh hoạt hỗ trợ người dùng.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn chưa đồng bộ. Nhiều đơn vị lắp đặt hiện chỉ cung cấp thiết bị sử dụng dòng điện một chiều phù hợp với pin mặt trời nhưng lại chưa tương thích hoàn toàn với hệ thống điện xoay chiều phổ biến trong các hộ gia đình Việt Nam. Điều này buộc người dùng phải đầu tư thêm bộ biến tần (inverter) để chuyển đổi dòng điện, làm tăng chi phí và đòi hỏi hiểu biết kỹ thuật nhất định.

Một yếu tố khác cũng không thể bỏ qua là nhận thức xã hội về điện mặt trời còn hạn chế. Nhiều người vẫn cho rằng điện mặt trời chỉ phù hợp với khu vực nắng nóng quanh năm, hoặc chưa thấy được lợi ích lâu dài về mặt kinh tế và môi trường. Trong khi đó, chính sách hỗ trợ, dù đã có những bước tiến, vẫn thiếu nhất quán và chưa đủ sức tạo đột phá.

dien-mat-troi-dau-tieng
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á nằm ở Dầu Tiếng ở tỉnh Tây Ninh. Ảnh: huyvinhnhon

Dù vậy, điện mặt trời vẫn là một lựa chọn chiến lược mà Việt Nam không thể bỏ qua. Đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ điện tăng nhanh, nguồn điện từ than đang gây ô nhiễm nặng nề và mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 đã được cam kết tại COP26.

Để biến tiềm năng thành hiện thực, Việt Nam cần một chiến lược phát triển năng lượng mặt trời bài bản hơn: từ cải thiện chính sách hỗ trợ, thúc đẩy công nghệ trong nước, cho đến việc nâng cao nhận thức cộng đồng và mở rộng mạng lưới kết nối lưới điện thông minh. Chỉ khi đó, điện mặt trời mới có thể đóng vai trò thật sự quan trọng trong hệ sinh thái năng lượng quốc gia.

What to read next

Thay đổi lớn nhất của Apple tại WWDC 25 là giao diện "kính lỏng" xuyên suốt hệ sinh thái iOS 26
Trường đua North Milford Proving Ground đã có tuổi thọ 101 và đây vẫn là nơi những chiếc xe của General Motors lăn bánh lần đầu
Các đại gia Việt Nam không ngại chi cho những chiếc siêu xe trăm tỷ nhưng có cầu liệu có cung trong tình thế này?