Công nghệ sinh trắc học không thể thay thế mật khẩu

Tuy nhiên các dạng công nghệ sinh trắc học sẽ giúp việc quản lý mật khẩu đơn giản và thuận tiện hơn bao giờ hết
By |
Facebook
sinh-trac-hoc-THUM
Ảnh: Apple

Trong hơn hai thập kỷ qua, mật khẩu là “chìa khóa vàng” bảo vệ tài khoản trực tuyến của người dùng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, những chuỗi ký tự này đã dần bộc lộ điểm yếu. Mật khẩu quá đơn giản dễ bị tấn công, trong khi mật khẩu phức tạp lại khó nhớ, tạo ra “lỗ hổng” bảo mật do chính người dùng gây ra. Trước thực trạng này, các chuyên gia bảo mật và công nghệ đã không ngừng tìm kiếm giải pháp tối ưu. Một cuộc cách mạng âm thầm đang diễn ra, tập trung vào việc tận dụng sinh trắc học – những đặc điểm độc nhất của cơ thể con người như vân tay, gương mặt hay mống mắt,… để tăng cường và tối ưu hóa bảo mật mật khẩu truyền thống.

Những công nghệ sinh trắc học lạ lùng

Bạn có thể đã quen thuộc với FaceID nhận diện gương mặt hay TouchID nhận diện vân tay trên các thiết bị của Apple. Tuy nhiên còn có những công nghệ sinh trắc học mà bạn có thể không quen thuộc. Regina Dugan, cựu Giám đốc cấp cao của Google, đã giới thiệu hình xăm điện tử có thể dán trên da, tích hợp mạch điện và cảm biến để hoạt động như một khóa mở thiết bị số.

sinh-trac-hoc-hinh-xam
Ảnh: D11

Các nhà nghiên cứu cũng phát triển thuốc viên có khả năng phát tín hiệu sinh học duy nhất sau khi phản ứng với axit dạ dày, biến cơ thể thành một “mật khẩu sống”. Ngay cả các thiết bị đeo thông minh như Fitbit hay Apple Watch cũng có tiềm năng lớn. Nhịp tim, bước đi, hay thậm chí cách vung tay của mỗi người đều mang dấu hiệu sinh trắc học riêng biệt, có thể được dùng làm mã xác nhận chính xác và khó làm giả, giúp tối ưu hóa mật khẩu bằng cách bổ sung một lớp bảo mật mạnh mẽ và cá nhân hóa.

Tuy nhiên điểm buồn là những công nghệ này lại bị xóa sổ không lâu sau khi ra mắt vì tính khả thi thấp. Ta lại quay lại với những dòng mật khẩu dài hơn 18 ký tự, phải có đầy đủ viết hoa, số, ký hiệu để không dễ bị hack. Vậy làm sau để đảm bảo an toàn những vẫn thuận tiện khi sử dụng các thiết bị di động và cả các giao dịch quan trọng?

Cộng sinh cùng mật khẩu

apple-keychain
Từ 2018, Apple đã tích hợp tính năng chuỗi khóa nhưng đến gần đây mới đẩy mạnh các tính năng thông minh cho phần mềm này. Ảnh: Apple

Giờ đây, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra, không nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn mật khẩu, mà là tối ưu hóa mật khẩu bằng cách tích hợp sinh trắc học. Bạn có thể thấy rõ sự thay đổi này ngay trên chiếc điện thoại hoặc máy tính mà mình đang sử dụng hàng ngày.

Cốt lõi của vấn đề không phải là thay thế, mà là bổ trợ. Các thiết bị hiện đại vẫn yêu cầu bạn đặt một mật khẩu mạnh, khó đoán. Tuy nhiên, thay vì phải nhập mật khẩu đó mỗi khi truy cập, sinh trắc học sẽ giúp bạn mã hóa và quản lý chúng một cách thông minh hơn.

Điển hình nhất là các tính năng “chuỗi khóa” (keychain) hoặc “trình quản lý mật khẩu” được tích hợp sẵn trên điện thoại, máy tính bảng hay máy tính xách tay của bạn. Những tính năng này hoạt động như một “két sắt kỹ thuật số” riêng tư, nơi toàn bộ mật khẩu của bạn được lưu trữ an toàn và mã hóa. Để mở “két sắt” này và truy cập các mật khẩu bên trong, bạn sẽ sử dụng chính dấu vân tay, khuôn mặt hoặc thậm chí là giọng nói của mình.

Ví dụ, khi bạn muốn đăng nhập vào một trang web trên một thiết bị khác (chẳng hạn một chiếc máy tính công cộng, hoặc một chiếc điện thoại mới), thay vì phải nhớ và gõ lại mật khẩu phức tạp, hệ thống sẽ yêu cầu bạn xác thực thông qua thiết bị lưu trữ chính của mình (thường là điện thoại hoặc máy tính cá nhân). Lúc này, bạn chỉ cần dùng sinh trắc học (như Face ID hay Touch ID) trên thiết bị đó để mở khóa, cấp quyền truy cập vào mật khẩu đã lưu trữ, và hệ thống sẽ tự động điền thông tin đăng nhập cho bạn.

What to read next

Những tấm panel điện mặt trời từng được tôn vinh là sáng kiến sẽ thay đổi thế giới nhưng đến nay liệu nó đã làm được gì chưa?
Thay đổi lớn nhất của Apple tại WWDC 25 là giao diện "kính lỏng" xuyên suốt hệ sinh thái iOS 26
Các đại gia Việt Nam không ngại chi cho những chiếc siêu xe trăm tỷ nhưng có cầu liệu có cung trong tình thế này?