Văn hóa siêu xe ở Việt Nam lớn như thế nào?

Các đại gia Việt Nam không ngại chi cho những chiếc siêu xe trăm tỷ nhưng có cầu liệu có cung trong tình thế này?
By |
Facebook
rolls-royce-phantom-dong-sơn-full
Bộ sưu tập sáu chiếc siêu xe Phantom Đông Sơn của Rolls-Royce dành riêng cho thị trường Việt Nam. Ảnh: Rolls-Royce

Từng nằm ngoài bản đồ của các thương hiệu siêu sang toàn cầu, thị trường Việt Nam hiện nay trở thành nơi đặt showroom, chi nhánh chính thức và đặc biệt là điểm thử nghiệm của các phiên bản xe “độc bản hóa” dành riêng cho người Việt. Những bộ sưu tập xe được thiết kế dựa trên cảm hứng từ văn hóa bản địa như Rolls-Royce Phantom Đông Sơn với sáu phiên bản: Lửa thiêng, Thủy triều, Thần núi, Ngân vũ, Phù saMẹ Âu Cơ không còn là sự kiện hiếm hoi mà đã trở thành xu thế đang lên.

Đây không đơn thuần là những chiếc xe, mà là “tác phẩm di động” kết tinh giữa kỹ nghệ chế tác phương Tây và tinh thần văn hóa phương Đông, mang trong mình tuyên ngôn cá nhân rõ rệt của chủ nhân.

Những chiếc siêu xe cũng phải là Be Spoke

rolls-roye-bé-pokr
Khả năng cá nhân hóa chiếc siêu xe trở thành tiêu chuẩn của các thương hiệu. Ảnh: Rolls-Royce

Với giới siêu giàu Việt, một chiếc xe sang không chỉ cần đẹp hay đắt tiền. Quan trọng hơn, nó phải “không giống ai”. Tâm lý chung được ghi nhận từ các nhà phân phối cho thấy: khách hàng sẵn sàng bỏ ra thêm 1 đến 2 triệu USD để cá nhân hóa nội thất, từ da cá sấu bạch tạng, đá quý, cho đến những chi tiết thủ công được đặt riêng từ các nghệ nhân Anh quốc hay Ý.

Trong nhiều trường hợp, sự cạnh tranh không nằm ở thương hiệu, mà là ở… “mức độ chịu chi” để khẳng định vị thế. Trong giới nội bộ, chiếc xe có giá cơ bản 2 triệu USD gần như bị xem là “đại trà”, nếu không có thêm sự tùy biến vượt chuẩn.

Việt Nam sẽ trở thành dân tộc chịu chơi mới của Châu Á?

rolls-royce-vietnam
Rolls-Royce Cullinan 2019 giá khoảng 32,3 nghìn tỷ đồng tại Hà Nội. Ảnh: Jafong

Thị trường siêu xe tại Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ, được dẫn dắt bởi một thế hệ khách hàng mới: doanh nhân trẻ, nhà đầu tư tài chính, người nổi tiếng… Họ lớn lên cùng tốc độ phát triển chóng mặt của nền kinh tế, sở hữu tài sản nhanh, chi tiêu dứt khoát và luôn khát khao khẳng định bản sắc.

Ngày càng dễ bắt gặp những chiếc xe gắn dòng chữ như “Biểu tượng quyền lực mới” hay “The King of Kings” xuất hiện tại các sự kiện thời trang, giải trí, thương mại như một phần tất yếu của diện mạo quyền lực thời đại mới.

Dù thị trường ô tô phổ thông giai đoạn hiện nay chịu ảnh hưởng bởi thuế và cạnh tranh giá, phân khúc siêu sang vẫn vận hành theo logic riêng. Ở đó, người mua không quan tâm đến chi phí, mà tìm kiếm đẳng cấp, sự khác biệt và trải nghiệm cá nhân hóa.

Văn hóa siêu xe ở Việt Nam, nếu được gọi đúng tên, không chỉ là biểu hiện của sự giàu có mà còn là tuyên ngôn của một tầng lớp mới – có gu thẩm mỹ tinh tế, hiểu biết xã hội và mang trong mình tham vọng toàn cầu.

Nếu Trung Đông là đại diện cho sự xa xỉ, Trung Quốc dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ, thì Việt Nam đang định hình một bản sắc riêng: chơi ít nhưng chất. Một văn hóa siêu xe đậm tinh thần Đông Nam Á, giàu bản sắc địa phương và ngập tràn cá tính.

Sẽ không quá bất ngờ nếu trong tương lai gần, các thương hiệu siêu sang buộc phải có… “đội ngũ thiết kế dành riêng cho Việt Nam” như một phần trong chiến lược chinh phục thị trường khu vực.

What to read next

Không còn là giải pháp dành riêng cho tuổi trung niên, nhiều chàng trai U30 đã sớm thực hiện cấy tóc “phòng ngừa ”
Kể cả khi bạn không phải là Pedro Pascal thì vẫn có chiếc áo tank top hoàn hảo dành cho bạn
Real Madrid tiếp tục ăn mừng chiến thắng với màn ghi bàn trong lãnh địa thời trang. Đội bóng huyền thoại chính thức ký hợp đồng dài hạn với nhà mốt thời trang Louis Vuitton