100 năm thời trang nam Việt Nam

Từ áo dài khăn đóng, âu phục cho đến trang phục hiện đại bứt phá, thời trang nam Việt Nam đã trải qua cuộc cách mạng dài đằng đẵng — bị đồng hóa nhưng vẫn kiên cường vươn lên khẳng định bản sắc riêng.
By |
Facebook
100-nam-thoi-trang-nam-THUM-land
Ảnh: Duc Studio

Trong suốt một quãng đường lịch sử thăng trầm của Việt Nam, yếu tố văn hóa nước nhà được chịu sự ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau. Và ở đó, thời trang cũng không nằm ngoài guồng quay biến động. Những chuyển biến không chỉ diễn ra ở địa hạt thời trang nữ, bối cảnh thời trang nam giới cũng bị xoay chuyển ít nhiều. 

Thập niên 1920 đến thập niên 1950: Thời kỳ Âu hóa

cach-mang-thoi-trang-nam (13)
Buổi học về thực vật tại Đại học Đông Dương những năm 1920. Ảnh: Flickr @manhhai

Khi triều Nguyễn suy yếu và quyền lực dần rơi vào tay thực dân Pháp, hình ảnh chiếc áo the, khăn xếp của tầng lớp trí thức Nho học bắt đầu bị xem là lỗi thời. Thay vào đó, những bộ âu phục phẳng phiu, được điều chỉnh để phù hợp với vóc dáng và khí hậu nhiệt đới, trở thành lựa chọn của các quý ông thời thượng.

Đầu thập niên 20, phong cách ăn mặc của giới nhà giàu và trí thức tại Việt Nam dần tiệm cận với hình ảnh quý ông New York hay Paris với suit ba mảnh, quần âu may đo gọn gàng, lộ cổ tất; sơ mi cổ gladstone dựng ngược, áo gile cổ chữ V, và cà vạt kiểu Edwardian. Để thích nghi thời tiết, áo vest một hàng khuy (single-breasted) được ưa chuộng hơn cả.


Đến cuối những năm 1920, sự vừa vặn dần nhường chỗ cho sự phóng khoáng. Phom suit rộng, quần baggy lưng cao, kiểu zoot suit với họa tiết kẻ sọc đậm chất gangster Hollywood trở thành xu hướng. Kiểu dáng vai rộng, ve áo to bản, quần ống thụng cùng mũ fedora và giày da hai tông màu trở thành phong cách đặc trưng xuyên suốt những năm 1940.

Thập niên 1950 đến thập niên 1970: Khi tính nam không còn quá cứng nhắc

Suit vẫn là món đồ giữ “thế thượng phong” trong tủ quần áo nam giới trong thập niên 1970. Họ mặc suit khi đi ăn tiệc, khi đi những sự vụ quan trọng. Nhưng cho ngày thường, đàn ông Việt sẽ ăn vận đơn giản hơn nhiều. Còn mặc gì thì phụ thuộc nhiều vào nơi mà họ sinh sống.

Tại miền Bắc, thời trang nam mang tính ứng dụng cao, giản dị với những bộ sơ mi kaki, quần vải thô, dép cao su…là chuẩn mực trong giới cán bộ, công nhân viên. Ngược lại, tại Sài Gòn thì phong cách thời trang nam mấy giờ tại Châu Âu và Mỹ du nhập mạnh mẽ. Áo sơ mi ca-rô, quần jeans ống loe, áo thun ôm sát của làn sóng hippy và mod xuất hiện trong tủ đồ của những anh chàng hợp mốt.

Thập niên 2000: Cuộc đổ bộ của văn hóa đại chúng

Giữa guồng quay hội nhập, thời trang nam lúc bấy giờ trở nên cởi mở hơn để chào đón  nhiều làn sóng ảnh hưởng, đặc biệt là Hàn lưu và thời kỳ kinh tế ngôi sao. Các ca sĩ, diễn viên được săn đón bởi cánh truyền thông, những gì họ ăn, mặc trở thành mốt. Những sao ảnh hưởng và lắp đầy tủ quần áo bằng áo thun ôm, áo sơ mi không cài nút, quần cạp trễ, quần túi hộp, rách gối phối cùng mũ lưỡi trai, băng đô hip-hop đường phố. 

Phong cách “trai hư” của Ưng Hoàng Phúc, áo khoác da của Lý Hải, mái tóc bổ luống của Đan Trường, tóc dựng vuốt keo của Lam Trường hay vẻ thư sinh kiểu “Hàn lưu” của Quang Vinh và Lương Minh Hải chiếm trọn sự quan tâm của cánh mày râu một thời. 

cach-mang-thoi-trang-nam (20)
Nhóm nhạc 1088. Ảnh: Imuzik

Thập niên 2010: Khẳng định bản sắc

Trải qua nhiều lần “vay mượn” cảm hứng và văn hóa từ nước ngoài, nam giới Việt Nam trong giai đoạn bắt đầu nhận thức rõ hơn về phong cách thời trang. Mạng xã hội bùng nổ với nhiều nền tảng kết nối cộng đồng đã giúp họ tiếp cận với thời trang thế giới một cách dễ dàng và cởi mở hơn. Từ người tiêu dùng cho đến thương hiệu thời trang, họ trở nên “mẫn cảm” hơn với dòng chảy thời trang đương đại. 

cach-mang-thoi-trang-nam (15)
Phim Bước nhảy Xì Tin

“Cánh cửa mở” đó đã dẫn lối có các xu hướng hiện đại như streetwear, darkwear, techwear,…trỗi dậy mạnh mẽ tại bối cảnh thời trang nội địa. Từ đó, thời trang nam giới cũng bắt đầu phân nhánh rõ rệt thành từng cộng đồng “người hâm mộ” riêng biệt. 5TheWay, Degrey, DirtyCoins, ClownZ, Hades… có lượng fan cuồng sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua lại những thiết kế giới hạn để sưu tầm.

cach-mang-thoi-trang-nam (5)
Ảnh: 5THEWAY

Thập niên 2020: Đột phá

Streetwear đang ở đỉnh cao khi các hypebeast (những người sưu tầm streetwear) nhận được hàng trăm nghìn lượt theo dõi khi đăng tải những đôi giày đặc biệt giới hạn của Nike hay Yeezy. Nhưng dần khi các nhãn hàng đẩy mạnh phát hành giày liên tục thì sự khan hiếm cũng giảm và các hypebeast cũng từ bỏ cuộc chơi. 

Trải qua giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh cùng những vấn đề nghiệm trọng từ xã hội và môi trường, phong cách thời trang ở Việt Nam nói chung và lãnh địa nam giới nói riêng được giản lược để nhấn mạnh vào tính ứng dụng. Thị trường thời trang nội địa lúc bấy giờ cũng trở nên rộn ràng với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu độc đáo dành cho nam giới như Duc Studio, CAOSTU, Beuter,…Từ tư duy sáng tạo đột phá của các nhà thiết kế trẻ, thời trang nam giới ở nước nhà thoát được cái mác “nhàm chán”; đồng thời còn vươn ra tỏa sáng ở thị trường quốc tế.

cach-mang-thoi-trang-nam (7)
Ảnh: T-REDX

Khi thời đại trở nên cởi mở hơn, đặc biệt ở kỷ nguyên số, dòng chảy trời trang nam giới Việt Nam không ít lần chứng kiến nhiều màn dịch chuyển. Cột mốc quan trọng nhất trong số đó chắc chắn là màn thay đổi nhận thức về thời trang phi giới tính. Phong cách phi giới tính không đến một cách ồ ạt, mà thấm dần vào thời trang nam Việt qua sự ảnh hưởng của văn hóa đại chúng từ Â sang Á, và tư duy mới của thế hệ trẻ. Nếu phải chọn một mốc “bùng nổ”, thì 2020 là bước ngoặt rõ ràng, nơi thời trang unisex từ khác biệt chuyển thành bình thường mới. 

cach-mang-thoi-trang-nam (8)
Ảnh: Elena Ngn

“Phá kén”, thoát khỏi gọng kìm của quy chuẩn truyền thống cứng nhắc, cuộc chuyển dịch của thời trang nam giới Việt Nam đầy phong phú. Tuy nhiên trong cuộc hội nhập đó, bản sắc Việt đã không mất đi mà được bồi đắp thêm màu mỡ. Gốc rễ vẫn còn đó, áo dài hay nhiều trang phục truyền thống khác vẫn là những giá trị được bảo tồn, gìn giữ và tiến hoá bởi tất cả lòng tôn kính của thế hệ trẻ.

Thập niên này cũng đánh dấu thời kỳ đỉnh cao của suit không chỉ là trang phục phổ biến mà còn là biểu tượng nam tính hiện đại. Tuy nhiên, giữa làn sóng Âu hóa, tà áo dài truyền thống vẫn hiên ngang giữ vị thế, như một tiếng nói bản sắc, một biểu tượng văn hóa dân tộc không dễ bị phai mờ.

cach-mang-thoi-trang-nam (6)
Ảnh: AIN

Esquire Việt Nam

What to read next

Sân chơi menswear tại AVIFW Xuân Hè 2025 thu hút sự chú ý của làng mốt với ba xu hướng thời trang đặc sắc
Real Madrid tiếp tục ăn mừng chiến thắng với màn ghi bàn trong lãnh địa thời trang. Đội bóng huyền thoại chính thức ký hợp đồng dài hạn với nhà mốt thời trang Louis Vuitton
Với những tâm hồn làm và sống bằng sáng tạo, cải cách không phải lựa chọn — mà là điều tất yếu phải xảy ra. Vượt khỏi định danh cũ: thương hiệu thời trang nữ, FANCì Club chính thức trình làng dòng đồ menswear